TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ DÂN CƯ
Theo Quyết định Số: 16/2018/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
1. Tổ dân cư được đặt tên gọi là Tổ số 1, 2, 3 đến hết số Tổ trong một thôn, khu phố.
2. Tổ dân cư có Tổ trưởng và Tổ phó do đại diện các hộ dân trong Tổ bầu. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn Trưởng thôn, Trưởng khu phố phối hợp với Ban Công tác Mặt trận tổ chức việc bầu Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư.
1. Nguyên tắc hoạt động của Tổ dân cư;
a) Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, tự quản nhằm tập hợp nhân dân vào tổ chức phát huy sức mạnh cộng đồng trong tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, trên tinh thần “huy động sức dân chăm lo cuộc sống cho dân”.
b) Hoạt động theo Quy chế và các quy định của pháp luật.
2. Nội dung hoạt động của Tổ dân cư:
a) Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trong Tổ chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân và quy ước thôn, khu phố (nếu có); tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do Trung ương, tỉnh và địa phương phát động.
b) Vận động giúp nhau khi có thành viên trong Tổ gặp khó khăn, hoạn nạn.
c) Tự quản giúp nhau xây dựng hộ gia đình đạt tiêu chuẩn: “An toàn về an ninh, trật tự”, “Gia đình văn hoá”, “Gia đình hiếu học”; vận động các thành viên trong Tổ tham gia, quản lý nhân khẩu, thông báo khi có người đăng ký lưu trú, quản lý giáo dục, giám sát người có tiền án, tiền sự hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác; phát hiện tố giác người có lệnh truy nã, người có biểu hiện hoạt động phạm tội, các tụ điểm tệ nạn xã hội, người lạ mặt xuất hiện trong Tổ; kịp thời hòa giải các mâu thuẫn phát sinh trong Tổ.
d) Vận động người dân tự giác giữ gìn vệ sinh chung, không gây ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan đường phố trong Tổ và khu dân cư. Thực hiện tốt các công việc của Tổ và các chủ trương, kế hoạch của địa phương.
đ) Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Tổ dân cư trên cơ sở kế hoạch cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
1. Thời gian: tùy tình hình, đặc điểm của từng Tổ dân cư mà quy định thời gian sinh hoạt cho phù hợp, bảo đảm sinh hoạt ít nhất 02 lần/quý. Ngoài ra, sinh hoạt đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thôn, khu phố.
2. Nội dung sinh hoạt:
a) Báo cáo tóm tắt tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội và các vấn đề liên quan trong tháng của Tổ dân cư và đề ra phương hướng tháng tới.
b) Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện 5 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
c) Phổ biến các văn bản, chỉ đạo của cấp trên, các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cấp huyện; của cấp xã và của thôn, khu phố.
d) Thảo luận, đánh giá tình hình nhân dân, tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc, kiến nghị của nhân dân trong Tổ (nếu có), phản ảnh kịp thời với thôn, khu phố có biện pháp phù hợp để vận động, kiến nghị cấp thẩm quyền giải quyết.
đ) Báo cáo tình hình thực hiện Quy ước thôn, khu phố (nếu có).
e) Những nội dung sinh hoạt khác do Tổ trưởng Tổ dân cư quyết định, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của Tổ cũng như quy định của pháp luật.
3. Thông tin, báo cáo:
Nội dung các buổi sinh hoạt Tổ dân cư được ghi thành biên bản. Định kỳ mỗi quý Tổ dân cư gửi báo cáo tình hình hoạt động của Tổ về thôn, khu phố.
1. Tiêu chuẩn của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư:
Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư phải là người thường trú tại Tổ dân cư, tự nguyện tham gia hoặc được tổ chức cử tham gia, nhiệt tình với công việc chung, trung thực, thẳng thắn, được đa số nhân dân tín nhiệm, biết chăm lo đời sống cho dân, có năng lực điều hành các buổi họp dân, bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Gần gũi nhân dân trong Tổ dân cư, nắm chắc tình hình tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; thông tin kịp thời và vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Vận động nhân dân bảo vệ tài sản công cộng trên địa bàn, thực hiện các quy định về đăng ký thường trú, tạm trú, tạm vắng, biến động nhân khẩu, cảnh giác phát hiện các hành vi phạm pháp về hình sự cũng như về chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
c) Vận động nhân dân tự nguyện tham gia các phong trào thi đua của địa phương, tích cực đóng góp quỹ an ninh quốc phòng, lao động công ích, vận động thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự.
d) Vận động nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới, xây dựng mối quan hệ láng giềng, đoàn kết tương trợ trong cuộc sống.
đ) Tham gia cùng Tổ hòa giải cơ sở để hòa giải các mâu thuẫn phát sinh giữa nhân dân trong Tổ.
e) Thực hiện việc xác nhận các loại giấy tờ có liên quan thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
g) Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư thường xuyên trao đổi công việc của Tổ ít nhất 01 lần/tháng. Tổ dân cư họp đại diện các hộ gia đình ít nhất 02 lần/quý. Trong trường hợp cần thiết họp các hộ gia đình đột xuất do Tổ trưởng quyết định hoặc do yêu cầu chỉ đạo của thôn, khu phố, Ủy ban nhân dân cấp xã.
h) Tổ phó Tổ dân cư là người giúp việc Tổ trưởng, thay mặt Tổ trưởng chủ trì các buổi họp của Tổ và điều hành công việc của Tổ khi Tổ trưởng vắng mặt.
1. Trưởng thôn, Trưởng khu phố giới thiệu Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư và thông qua các bước sau:
a) Nhân sự phải thông qua và được sự nhất trí của Chi ủy Chi bộ thôn, khu phố.
b) Trưởng thôn, Trưởng khu phố phối hợp với Ban công tác Mặt trận chủ trì Hội nghị bầu chọn Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư.
c) Hội nghị bầu chọn Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư phải có đại diện trên 50% số hộ dân trong Tổ tham dự. Hội nghị giới thiệu Thư ký ghi biên bản, thành phần tham dự Hội nghị là đại diện hộ gia đình trong Tổ dân cư. Tại Hội nghị, người chủ trì Hội nghị đọc tóm tắt tiểu sử của người được đề nghị bầu chọn làm Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư và lấy phiếu tín nhiệm (bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết giơ tay), nếu có trên 50% số đại biểu được mời dự Hội nghị tín nhiệm thì Trưởng thôn, Trưởng khu phố làm Tờ trình và có biên bản kèm theo trình Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét công nhận.
2. Trường hợp Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư không còn tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm pháp luật thì Trưởng thôn, Trưởng khu phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, khu phố chủ trì tổ chức Hội nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm (thành phần và quy trình thực hiện như Hội nghị bầu chọn Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân cư quy định tại khoản 1 Điều này).
1. Quy mô Tổ dân cư:
a) Quy mô Tổ dân cư ở các thôn, ấp (đối với xã), tổ dân cư ở khu dân cư (đối với huyện Côn Đảo): từ 40 hộ trở lên.
b) Quy mô tổ dân cư ở các khu phố (đối với phường, thị trấn): từ 50 hộ trở lên.
c) Các trường hợp Tổ dân cư có quy mô nhỏ hơn quy mô nêu trên: Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi có ý kiến phê duyệt phương án thành lập Tổ dân cư của Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án thành lập Tổ dân cư đối với các Tổ dân cư có quy mô nhỏ.
2. Quy trình thành lập Tổ dân cư:
a) Tổ chức họp dân trong Tổ dân cư dự kiến thành lập để lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, khu phố tham dự về dự kiến thành lập Tổ dân cư.
b) Cuộc họp do Trưởng thôn, Trưởng khu phố triệu tập và chủ trì, có sự tham gia của Chi bộ, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, khu phố; Biên bản cuộc họp phải ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức lấy ý kiến; thành phần, tổng số cử tri tham dự; số ý kiến đồng ý và không đồng ý về việc thành lập Tổ dân cư mới.
c) Nếu có trên 50% sổ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, khu phố tham dự đồng ý; Trưởng thôn, Trưởng khu phố đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định.
d) Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét ra quyết định thành lập Tổ dân cư; đồng thời gửi Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, quản lý theo quy định.
Kinh phí hoạt động của Tổ dân cư: được thực hiện theo Nghị quyết số 55/NQ- HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định định mức hoạt động phí của tổ dân cư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (khi Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh định mức hoạt động phí của tổ dân cư thì được điều chỉnh theo quy định).
1. Thực hiện theo quy định tại Chương V của Quy chế này.
2. Về thẩm quyền thành lập; công nhận Tổ trưởng, Tổ phó do Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo thực hiện.
Không có nhận xét nào TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ DÂN CƯ
Kính mời các gia đình vào đây nhận xét nhé!!!